Mở cửa hàng kinh doanh điện nước cần bao nhiêu vốn

VỐN ĐẦU TƯ Đây vấn đề rất lớn đối với bất kì loại hình kinh doanh nào, nguồn vốn luôn rất quan trọng và trong suy nghĩ của bạn cũng vậy? Bạn đang mong muốn mở cửa hàng điện nước  để đầu tư kinh doanh nhưng lại không biết cần bao nhiêu vốn? Dưới đây chúng tôi và các bạn cùng nhau đi trả lời cho câu hỏi đó.

Vậy cần bao nhiêu vốn để bắt đầu mở cửa hàng điện nước?

Các bạn ạ! Đây không phải là một khoản đầu tư cố định. Nó tùy thuộc vào mục đích kinh doanh, mặt hàng và số lượng hàng hóa bạn bán trong cửa hàng mà chúng ta sẽ có sự chuẩn bị về vốn lớn nhỏ khác nhau. Có thể là rất lớn nhưng cũng có thể là rất nhỏ, vì lượng vốn nhiều nhất chủ yếu phân bổ cho việc nhập hàng về kinh doanh. Hãy xác định quy mô cửa hàng của mình là gì? Mình muốn kinh doanh theo hướng siêu thị tiện ích hay chỉ đơn thuần là một cửa hàng nhỏ nhỏ. Tất cả đều sẽ ảnh hưởng đến vốn đầu tư của bạn.

Tuy nhiên, khi bạn muốn kinh doanh buôn bán ngành điện nước nhưng nguồn vốn lại có hạn thì bạn cần huy động vốn để có thể thực hiện được phương án kinh doanh của mình. Bạn có thể huy động từ anh em, họ hàng và người thân thì lãi suất sẽ thấp hơn hoặc huy động vốn bằng việc kinh doanh chung với người khác. Ngoài ra, cũng có thể vay vốn từ ngân hàng nhưng các bạn cũng nên cân nhắc kỹ vì lãi suất cũng là chi phí không hề nhỏ nếu như bạn vay với số tiền lớn. Có lẽ đây sẽ là phương án cuối cùng nếu như bạn không có cách nào để xoay vốn kinh doanh.

Ngoài khoản chi phí lãi vay đó hãy tạm hoạch định những chi phí cơ bản tiếp theo mà bạn cần đầu tư kinh doanh cửa hàng điện nước dân dụng như sau:

Ví dụ: Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh khoảng từ 05-15 triệu đồng. Bạn có thể tiết kiệm khoản này nếu gia đình bạn có sẵn mặt bằng kinh doanh.

Chi phí thuê nhân công, nhân viên bán hàng và giao hàng cũng từ 10-20 triệu đồng tùy từng khu vực và bạn cũng có thể tiết kiệm nếu tự mình làm những việc này. Nếu bạn là thợ điện nước có kinh nghiệm chịu khó giao hàng và lắp đặt cho khách thì chi phí này của bạn ít hơn, vì bạn lấy uy tín để bán hàng nhờ việc lắp đặt và bảo hành luôn cho khách hàng.

Chi phí trang trí cửa hàng bao gồm biển bảng, đèn chiếu sáng hoặc quầy kệ cũng sẽ mất từ 20 đến 40 triệu đồng và nên chỉ cần đầu tư một lần thôi nhé. Bạn cũng có thể tiết kiệm khoản này nếu lựa chọn được đơn vị cung cấp hàng hóa mà họ có thể tư vấn, thiết kế và thi công giá kệ miễn phí cho bạn.

Chi phí nhập hàng hóa sẽ khó ước tính hơn bởi nó phụ thuộc vào số lượng bạn muốn nhập và các thương hiệu bạn yêu cầu là thương hiệu cao cấp hoặc bình dân. Bạn nên có ít nhất 100tr đến 500tr để bắt đầu. Những con số dưới đây là mức căn bản để bạn tham khảo:

Ví dụ : Mặt bằng rộng từ 40m2 đến 70m2 ở các tỉnh (không phải các thành phố lớn), số vốn đầu tư để dành cho việc nhập hàng khoảng từ 60 đến 80 triệu đồng. Với các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM…, chi phí đó có thể lên tới 100 – 200 triệu đồng với cùng quy mô và diện tích cửa hàng. Tuy nhiên số lượng hàng hóa có thể đa dạng nhưng cũng không nhiều, mỗi thứ một ít.

Với mặt bằng có diện tích từ 80m2 đến 100m2 đối với các tỉnh, số tiền đầu tư có thể dao động trong khoảng từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng dành riêng cho việc nhập hàng về kinh doanh.

Mở cửa hàng kinh doanh điện nước cần bao nhiêu vốn

Vốn đầu tư cho cửa hàng điện nước phụ thuộc vào diện tích mặt bằng và nhu cầu, khả năng của bạn

Với cửa hàng có quy mô diện tích rộng từ 100m2 – 200m2, bạn có thể nhập hàng từ các thương hiệu khác nhau về kinh doanh hoặc làm đại lý cho một thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên, lúc này số vốn đòi hỏi bạn phải đầu tư khoảng 200 triệu đồng trở lên.

Với cửa hàng có diện tích lớn trên 200 m2 thì số tiền đầu tư cho việc nhập các sản phẩm về bán khoảng 300 triệu đồng đến 500 triệu hoặc 600 triệu đồng. Lúc này, bạn có thể làm đại lý cấp 1 hoặc nhập hàng từ nhiều thương hiệu khác nhau.

Với các cửa hàng kinh doanh điện nước có quy mô lớn hơn, số tiền đầu tư có thể đến hàng tỷ đồng chỉ tính riêng cho việc nhập hàng và điều tiết nguồn hàng. Lúc đó bạn nên chú trọng xây dựng một Cửa hàng kinh doanh điện nước thật sự chuyên nghiệp.

Với các cửa hàng kinh doanh điện nước có quy mô lớn hơn, số tiền đầu tư có thể đến hàng tỷ đồng

Gợi ý dành cho bạn là khi mới bắt tay vào kinh doanh ngành điện nước bạn hãy nhập những hàng hóa cơ bản trước sau đó đa dạng hàng hóa theo nhu cầu của khách hàng đưa ra để tránh tồn kho lớn.

Kinh doanh điện nước mang lại lợi nhuận cao, tuy nhiên nó cũng có không ít rủi ro. Chính vì thế, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về lĩnh vực này. Bạn không nhất thiết phải học qua trường lớp hay có kiến thức thật chuyên sâu nhưng cần đảm bảo có đủ khả năng để tư vấn và thuyết phục khách hàng mua hàng của bạn. Việc trang bị kiến thức này không những giúp bạn nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn hỗ trợ bạn kiểm soát nguồn vốn nhập hàng một cách chính xác và thông minh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.